Skip to main content

Phát triển kinh tế hợp tác: Khơi nguồn nội lực, vượt khó vươn lên

Những năm qua, lĩnh vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, nhiều HTX đã phát huy nội lực, năng động, nhạy bén trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển.

ss

Người lao động của Hợp tác xã Thành Lộc, huyện Lộc Bình thụ tinh nhân tạo cho gà

          Được thành lập từ năm 2021, HTX Sản xuất dịch vụ nông lâm sản Bản Quyền, xã Đề Thám, huyện Tràng Định hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thu mua và chế biến nông sản, dược liệu. Bà Trần Thị Thu Lan, Giám đốc HTX chia sẻ: Ngay khi mới đi vào hoạt động, HTX đã gặp phải khó khăn rất lớn đó là dịch  COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trước thực tế đó, tôi cùng một số thành viên trong HTX đã chủ động tìm tòi, học hỏi để sản xuất sản phẩm trà hoa hồi. Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, sản phẩm có tính “độc, lạ” và chất lượng được cơ quan chuyên môn thẩm định và đánh giá tốt nên chỉ sau một thời gian, sản phẩm trà hoa hồi của HTX đã được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bằng sự nỗ lực, năng động, nhạy bén, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức vươn lên phát triển. Năm 2023, doanh thu bình quân của 1 HTX trên địa bàn tỉnh đạt 1 - 4 tỷ đồng tùy theo ngành, lĩnh vực, tăng 100 - 500 triệu đồng so với năm 2020; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong HTX đạt 4 - 8 triệu đồng/người/tháng, tăng 1 triệu đồng so với năm 2020.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh ảnh hưởng đến việc quảng bá trực tiếp, HTX đã ứng dụng mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Tính từ tháng 8/2023 (khi sản phẩm bắt đầu được đưa ra thị trường) đến nay, HTX đã tiêu thụ được gần 20.000 hộp trà hoa hồi với doanh thu gần 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn nghiên cứu, phát triển thêm một số sản phẩm như trà dây, trà dược liệu, gối dược liệu… cũng đang tiêu thụ rất tốt. Hoạt động ổn định, HTX tạo việc làm cho 20 lao động với thu nhập 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Một ví dụ khác về sự vượt khó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là HTX Thành Lộc, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình. HTX được thành lập từ năm 2020 với ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh gà giống, gà thịt 6 ngón. Ông Lý Minh Hiếu, Giám đốc HTX Thành Lộc chia sẻ: Nhận thấy lợi thế về việc phát triển mô hình nuôi gà 6 ngón, các thành viên trong HTX đã không ngừng tìm tòi, học hỏi ở cả trong và ngoài tỉnh, sau đó áp dụng về phát triển tại địa phương. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cộng với áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mô hình sản xuất, kinh doanh gà thịt, gà giống 6 ngón của HTX phát triển tốt, HTX đã xuất bán sản phẩm gà thịt, gà giống ở cả trong và ngoài tỉnh.

ss

Mô hình sản xuất rượu của HTX nông nghiệp Công Sơn, huyện Cao Lộc

Tuy nhiên, biến cố lớn đến với HTX vào năm 2022, mưa lớn kéo dài đã nhấn chìm gần như toàn bộ trang trại chăn nuôi của HTX. Để khắc phục khó khăn, một mặt các thành viên tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư lại, mặt khác chọn địa điểm làm trang trại mang tính ổn định, an toàn, có thể phòng, tránh thiên tai, dịch bệnh tốt hơn. Các thành viên HTX vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đến nay hoạt động của HTX đã đi vào ổn định, doanh thu bình quân mỗi năm của HTX khoảng hơn 3 tỷ đồng, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với 2 HTX kể trên, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã khiến nhiều HTX gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Liên minh HTX tỉnh, từ năm 2020 đến nay, số HTX bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh chiếm tới trên 90%. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải, sản xuất nông lâm nghiệp… Trước bối cảnh khó khăn như vậy, nhiều HTX đã không ngừng nỗ lực tìm giải pháp vượt khó vươn lên.

Ông Liễu Xuân Du, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn tỉnh có 500 HTX đăng ký hoạt động, trong đó các HTX nông nghiệp chiếm 71%. Những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, nhạy bén, phát huy nội lực để từng bước vượt qua khó khăn. Điển hình như nhiều HTX đã huy động nguồn lực của các thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh sang một số ngành, lĩnh vực phù hợp với nhu cầu thị trường; linh hoạt các biện pháp để quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội đang thịnh hành như zalo, facebook, tiktok, youtube; các thành viên trong HTX không ngừng tìm tòi, học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chủ động mở rộng liên kết, tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Bằng sự nỗ lực, năng động, nhạy bén, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức. vươn lên phát triển. Năm 2023, doanh thu bình quân của 1 HTX trên địa bàn tỉnh đạt 1 - 4 tỷ đồng tùy theo ngành, lĩnh vực, tăng 100 - 500 triệu đồng so với năm 2020; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong HTX đạt 4 - 8 triệu đồng/người/tháng, tăng 1 triệu đồng so với năm 2020. Đến hết tháng 3/2024, trong 376 HTX đủ điều kiện đánh giá xếp loại, có 94 HTX đạt loại khá, 226 HTX trung bình.

Mặc dù đã có những chuyển biến nhất định, song trên thực tế, hoạt động của nhiều HTX trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, bên cạnh sự chủ động, nỗ lực của các HTX, các cấp, ngành liên quan cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hỗ trợ thiết thực, kịp thời để đồng hành, giúp đỡ các HTX tiếp tục khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển trong thời gian tới.

Nguồn: baolangson.vn